SIẾT ĂN RĂNG VÀ SÂU RĂNG Ở TRẺ EM – PHÒNG BỆNH VÀ CHỮA BỆNH

#nhakhoatrinhtam #TanPhu

Siết (xiết) răng có phải sâu răng, tại sao bé được ba mẹ chăm sóc răng rất kỹ vẫn bị siết, nguyên nhân gây siết răng là gì và có điều trị được không. Bài viết này sẽ trả lời cho bạn đọc về những thắc mắc trên và còn cung cấp thêm nhiều thông tin thú vị nữa.

Nha khoa xin mạn phép được kể một câu chuyện về những chiếc răng sữa. Những bé răng sữa có kích thước nhỏ xinh mọc lên lúc trẻ 6 tháng tuổi, ngay tại thời  điểm bé bắt đầu tập ăn. Có lẽ tạo hoá đã chuẩn bị đúng lúc cho bé, tập ăn dặm rồi tập bi bô tiếng baba, mama. Vậy răng để ăn nhai còn có tác dụng tạo cho khuôn miệng được đầy đặn để tập phát âm  nữa, quý phụ huynh chú ý thử xem nhé, bé nào mất răng sớm, phát âm khó khăn vô cùng, nhất là trong các buổi học tiếng Anh. Và các bạn răng sữa sẽ gắn bó với bé đến năm 12 tuổi trước khi thay một bộ răng mới, cũng là lúc con trẻ tới tuổi phát triển, răng sữa trong những năm cuối lại còn hướng dẫn tạo chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Thật là nhiều chức năng không kể hết.

Vì một số lí do như bú sữa ban đêm, ăn đồ ngọt hay uống nước có ga, chải răng chưa kỹ và không gặp bác sĩ thường xuyên nên có những chiếc răng bị xỉn màu và đen đi lúc nào không hay. Mỗi ngày lại đen hơn và nhỏ hơn, cho đến lúc chỉ còn lại một chân răng nhỏ, dân gian gọi là bị siết ăn răng hay sún răng. Siết là một dạng của sâu răng nhưng đã giảm thời gian hoạt động, khi thăm khám sẽ thấy răng sâu cứng. Một số bé có biểu hiện đau và một số bé sẽ không đau trong trường hợp nhẹ.

Vậy Siết ăn răng và sâu răng có thể chữa được không?

Câu trả lời là có và tuỳ theo trường hợp của từng bé.  Nếu bé đã bị siết tới tuỷ răng và có mủ, nhất thiết phải chữa tuỷ để giữ lại chân răng cho bé, như quý đọc giả đã biết răng sữa có chức năng hướng dẫn cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng chỗ, nên giữ răng rất quan trọng nhé.

Trong trường hợp chưa đau nhức, nhưng lại ảnh hưởng đến nụ cười kèm theo khó phát âm, ba mẹ có thể chọn phương án làm thẩm mỹ răng cửa lại cho bé bằng các mão nhựa (có hình dạng giống răng tự nhiên) để tránh gây mất tự tin khi trẻ bị siết răng.

Cách phòng ngừa tốt nhất đối với trường hợp siết răng là bôi một chất đặc biệt, có tác dụng ngăn quá trình phát triển sâu răng, đồng thời làm men răng cứng chắc hơn, có tên Flouride Varnish. Theo hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ ,những bé dưới 10 tuổi nên được bôi sản phẩm này lên răng 6 tháng một lần khi đi khám răng định kì.

Vậy, siết răng không quá nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng không hề nhỏ đến chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ của con. Hãy cho con trẻ một nụ cười tự tin kể cả khi con còn bé nhé quý phụ huynh.

Trả lời